Thứ tư,11/12/2024
Chào mừng đến với website của trường THCS Lê Hồng Phong Quy Nhơn

Thành tích nhà trường

Quản Trị 12/11/2017 Lượt xem:455

1. Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ của nhà trường:

1.1. Kết quả tổ chức phong trào thi đua và các cuộc vận động:

Phát huy truyền thống yêu nước, lao động sáng tạo, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục, nhà trường đã tổ chức đăng ký thi đua với cấp trên để thực hiện nhiệm vụ của ngành và của nhà trường.

Triển khai phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”, thực hiện hướng dẫn của Phòng GD&ĐT Quy Nhơn về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cấp THCS; Tăng cường quản lý nề nếp, kỷ cương, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra đánh giá học sinh.

Keát quaû thöïc hieän cuoäc vaän ñoäng “Moãi thaày giaùo, coâ giaùo laø taám göông ñaïo ñöùc, töï hoïc vaø saùng taïo” năm học 2018 – 2019: Đánh giá cơ sở giáo dục là 40 điểm đạt loại tốt (Nội dung 1 đạt 10 điểm, nội dung 2 đạt 10 điểm, nội dung 3 đạt 10 điểm, nội dung 4 đạt 10 điểm; Đánh giá cá nhân (63/63 GV): 35 GV đạt loại tốt từ 26 điểm đến 29 điểm, 27 GV  đạt khá từ  20 điểm đến 25 điểm.

Đối với giáo viên:

TT TIÊU CHÍ Năm học
2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018 – 2019
1 Tổng số CBGV-NV 69 người 66 người 70 người 72 người 71 người
2 Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp trường 10 người 13 người 19 người 20 người 18 người
3 T.Số GV dạy giỏi cấp huyện Không tổ chức 05 người Không tổ chức 10 người Không tổ chức
T.Số GV CN giỏi cấp huyện Không tổ chức 02 người Không tổ chức 04 người Không tổ chức
4 T.Số GV dạy giỏi cấp tỉnh Không tổ chức Không tổ chức 02 người Không tổ chức Không tổ chức
5 Sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp trường 18 SKKN 30 SKKN 32 SKKN 37 SK 32 SK
6 Sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp huyện 09 SKKN 09 SKKN 14 SKKN 08 SK 07 SK
7 Sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp tỉnh 01 SKKN
8 CB,GV-NV hoàn thành nhiệm vụ 02 người
9 CB-GV đạt Lao động tiên tiến 69 người 66 người 70 người 72 người 69 người
10 CB-GV đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 10 người 13 người 12 người 08 người 07 người

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong tập thể giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn trường hiểu rõ mục đích, yêu cầu của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, thống nhất ý chí, hành động và quyết tâm thực hiện trong nhà trường, Cán bộ – Giáo viên – Nhân viên và học sinh. Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy, cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Rèn kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Chủ động trong việc tham mưu cấp ủy, chính quyền và tích cực phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm triển khai có hiệu quả phong trào thi đua.

Kết quả chấm điểm “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”: 100 điểm/100 điểm, xếp loại xuất sắc (Nội dung 1 đạt 20đ/20đ, Nội dung 2 đạt 25đ/25đ, Nội dung 3 đạt 15đ/15đ, Nội dung 4 đạt 15đ/15đ, Nội dung 5 đạt 10/10đ, Nội dung 6 đạt 15đ/15đ).

1.2. Kết quả phát triển giáo dục phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương:

Trường THCS Lê Hồng Phong đóng trên địa bàn phường Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, từ đặc điểm tình hình của địa phương và nhu cầu học tập của con em nhân dân, lãnh đạo nhà trường đã quy hoạch, sắp xếp, biên chế trường, lớp phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội phù hợp với địa phương.

Nhà trường đã tham mưu cho ngành giáo dục và các cấp chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học từng bước hoàn thiện, thiết bị dạy học đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chát lượng dạy học, giữ vững và nâng cao các tiêu chí trường chuẩn quốc gia và công tác phổ cập gíao dục.

Kết quả năm học 2018 – 2019, công tác phổ cập giáo dục THCS đạt và từng bước phát triển, nâng cao mặt bằng dân trí, bổ sung nguồn nhân lực cho địa phương, cụ thể Kết quả năm 2017, phường Lê Hồng Phong đạt chuẩn PC.GDTHCS với tỷ lệ: 98,7% và năm 2018 đạt chuẩn PC.GDTHCS với tỷ lệ: 100%.

Như vậy, công tác Phổ cập giáo dục THCS ở địa phương năm 2018 tăng 0,2% so với năm 2017. Năm học 2018 – 2019, công tác phổ cập giáo dục THCS đạt chuẩn mức độ 2 và từng bước phát triển, nâng cao mặt bằng dân trí, bổ sung nguồn nhân lực cho địa phương, cụ thể 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm học đều được tuyển vào lớp 6 trung học cơ sở (Quy định tuyển sinh đầu cấp THCS của toàn thành phố Quy Nhơn).

1.3. Kết quả công tác dạy và học:

Nhà trường đã triển khai tốt chủ đề năm học của Bộ GD&ĐT, tiếp tục thực hiện các cuộc vận động lớn. Nghiêm túc thực hiện chương trình dạy và học, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường việc làm đồ dùng dạy học. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo phương pháp mới. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các hoạt động ngoại khoá; nâng cao chất lượng hoạt động văn – thể – mỹ; giáo dục đạo đức học sinh, phòng chống tốt các tệ nạn xã hội, rèn kỹ năng sống … hoàn thành chương trình đúng kế hoạch của ngành, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, kết quả có 100% giáo viên có đầy đủ hồ sơ quy định, thực  hiện thao giảng, dự giờ thăm lớp đủ chỉ tiêu quy định, tổ chức thao giảng 398 tiết ứng  dụng CNTT trong dạy học; 100% giáo viên được kiểm tra nội bộ, trong đó kiểm tra toàn diện 35 giáo viên, chuyên đề 66 giáo viên, 100% số giáo viên được kiểm tra xếp loại khá trở lên.

Kết quả năm học 2018 – 2019:

* Học sinh giỏi lớp 9:

Cấp thành phố: 22 (03 giải I, 02 giải II, 17 giải KK)

+ Cấp tỉnh: 08 (02 giải Nhì, 06 giải KK)

* Học sinh thi khoa học kỹ thuật:

+ Cấp thành phố: 01 giải Khuyến khích

* Học sinh thi tin học trẻ:

+ Cấp thành phố: 04 giải ( 01 giải I, 03 giải KK)

– Hs lên lớp: 1512 hs/ 1543 hs, tỷ lệ 98,0%.

– HS TN.THCS: 374/ 185 nữ (G: 132, K: 159, TB: 83) Tyû leä: 100,0%

  • Kết quả chất lượng giáo dục:
Năm học HẠNH KIỂM HỌC LỰC
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém
2014 – 2015 68,4% 26,5% 5,1% 0 32,8% 35,2% 27,9% 4,1% 0
2015 – 2016 74,9% 21,8% 3,1% 0 43,5% 33,2% 21,2% 1,9% 0
2016 – 2017 80,4% 17,0% 2,6% 0 49,3% 31,7% 17,4% 1,6% 0
2017 -2018 78,9% 19,2% 1,6% 1,4% 45,5% 33,3% 19,9% 1,4% 0
2018 – 2019 73,9% 20,2% 6,0% 0 37,9% 36,5% 21,8% 3,7% 0,1%

* Tỷ lệ vào lớp 10 công lập:

– Năm học 2013 – 2014:    93 hs/ 215 hs tỷ lệ 43,3%

– Năm học 2014 – 2015: 115 hs/ 253 hs tỷ lệ 45,5%

– Năm học 2015 – 2016: 152 hs/ 279 hs tỷ lệ 54,48%

– Năm học 2016 – 2017: 153 hs/ 276 hs đạt tỷ lệ 55,43%

– Năm học 2017 – 2018: 181 hs/ 273 hs đạt tỷ lệ 66,30%.

– Năm học 2018 – 2019: 212 hs/ 344 hs đạt tỷ lệ 61,63%

– Năm học 2019 – 2020: 248 hs/ 374 hs đạt tỷ lệ 66,31%

        1.4. Kết quả các hoạt động giáo dục khác:

Tiêu chí 2014 – 2015 2015 – 2016 2016 – 2017 2017 – 2018 2018 – 2019
HSG cấp TP 27 16 22 25 22
HSG cấp Tỉnh 6 4 9 13 8
GVDG cấp trường 10 15 19 32 39
GVDG cấp TP Không tổ chức 5 Không tổ chức 10 Không tổ chức
GVDG cấp Tỉnh Không tổ chức Không tổ chức 1 Không tổ chức Không tổ chức
CSTĐ cấp cơ sở 11 13 12 8 7
T.Anh cấp TP 67 119 157 Không tổ chức Không tổ chức
T.Anh cấp Tỉnh 60 94 144 Không tổ chức Không tổ chức
T.Anh cấp QG 5 5 6 Không tổ chức Không tổ chức
Toán cấp TP 14 41 74 Không tổ chức Không tổ chức
Toán cấp tỉnh 8 26 34 Không tổ chức Không tổ chức
Toán cấp QG 5 11 0 Không tổ chức Không tổ chức
Toán bằng T.Anh cấp TP 4 16 20 Không tổ chức Không tổ chức
Toán bằng T.Anh cấpTỉnh 5 3 12 Không tổ chức Không tổ chức
Toán bằng T.Anh cấp QG 0 1 2 Không tổ chức Không tổ chức
Tin học trẻ cấp TP 0 2 3 2 Chưa tổ chức
Tin học trẻ cấp Tỉnh 1 1 2 0 Chưa tổ chức
Tin học trẻ cấp QG 0 0 0 Chưa tổ chức
Tốt nghiệp THCS 100% 100% 100% 100%
KHKT cấp TP 100% 2 2 1 1
KHKT cấp Tỉnh 1 0 0 1 0
T.Anh Trực tuyến cấp Tỉnh 1 0 14 0 0
T.Anh Trực tuyến cấp QG 0 0 1 (HCB) Không tổ chức Không tổ chức
T.Anh Tài năng cấp TP Khôngtổchức 0 1 Không tổ chức Không tổ chức
T.Anh Tài năng cấp Tỉnh Khôngtổchức 0 1 Không tổ chức Không tổ chức
Vật lý cấp TP Khôngtổchức Không tổ chức 90 Không tổ chức Không tổ chức
Vật lý cấpTỉnh Khôngtổchức Không tổ chức 29 Không tổ chức Không tổ chức
Vật lý cấp QG Khôngtổchức Không tổ chức 1 Không tổ chức Không tổ chức

 

– Cùng với hoạt động dạy học, nhà trường đã tổ chức các phong trào thi đua như: tổ chức Ngày Hallowen, Hội trại, Rung chuông vàng, múa Dân vũ nhân ngày; tham gia viết thư quốc tế UPU; giữ gìn trật tự an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, phòng chống các tệ nạn xã hội – ma tuý xâm nhập học đường, tham gia hội khỏe Phù Đổng các cấp đều đạt được thành tích cao, tổ chức thực hiện mô hình: “Nhà trường hai phối hợp – Học sinh bốn không” .

– Công chức, viên chức và học sinh nhà trường đã tích cực trong việc tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo như: ủng hộ Quỹ người nghèo 3 năm: 58 triệu  đồng, ủng hộ đơn vị kết nghĩa 65 triệu đồng, ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa 12 triệu  đồng, … đồng thời thực hiện tốt các cuộc vận động do ngành và công đoàn phát động hàng năm.

1.5. Kết quả xây dựng cơ sở vật chất:

Được sự đầu tư của cấp trên cộng nguồn kinh phí chi thường xuyên, nguồn học học phí, sự đóng góp của các mạnh thường quân … trường THCS Lê Hồng Phong được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập: Hệ thống phòng học, phòng chức năng, phòng hiệu bộ, cơ sở hạ tầng, hệ thống ánh sáng, máy lạnh, quạt mát, mái hiên che nắng, sân bóng rổ, sân bóng chuyền, hồ bơi,  xây dựng tượng đài đồng chí Lê Hồng Phong, bê tông sân trường …; Cảnh quang môi trường ngày càng xanh – sạch – đẹp: Cây bóng mát, cây cảnh, hoa … được trồng ở ngoài sân trường và trong các phòng học; Trang thiết bị đầy đủ, hiện đại: Máy photo, máy vi tính, laptop, đèn chiếu, internet, wifi, vali thiết bị thực hành, thí ghiệm, báo chí, tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo …

*Điểm nổi bật của trường THCS Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn trong năm học 2018 – 2019 là xây dựng, tổ chức thực hiện công tác gíao dục đúng hướng, đúng sách lược và chiến lược, có uy tín trong nhân dân và phụ huynh thành phố Quy Nhơn và khẳng định thương hiệu nhà trường, cụ thể: 100% CB, GV, NV đạt danh hiệu Lao động xuất sắc; Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực giỏi cao; Tỷ lệ học sinh vào lớp 10 công lập và THPT chuyên Lê Qúy Đôn là 66,31%; Nhà trường được Bộ GD&ĐT chọn để dạy chương trình thực nghiệm năm học 2017 – 2018 và 2018 – 2019; Sở GD&ĐT Bình Định đã sử dụng một số tiết dạy toán và tin học bằng tiếng Anh khối 6, 7 làm mẫu cho ngành giáo dục toàn tỉnh; Tỉnh đoàn và thành đoàn chọn Liên đội trường THCS Lê Hồng Phong làm liên đội mẫu tổ chức các hoạt động ngoại khóa như phong trào bóng rổ, bơi lội, ATGT, các lễ hội (Hallowen, Sắc màu lễ hội … ),  câu lạc bộ (nói tiếng Anh, KHTN, Văn học …),  “uống nước nhớ nguồn”, “theo dòng lịch sử” …

1.6. Những điểm mới:

1.6.1. Tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành:

Để đạt được những thành tích trên, ngay từ đầu năm học 2018 – 2019 thông qua Hội nghị cán bộ viên chức, tập thể viên chức nhà trường đã thống nhất đăng ký với Phòng GD&ĐT Quy nhơn danh hiệu thi đua; Tập thể lao động xuất sắc, phấn đấu nhận cờ thi đua của UBND tỉnh và Huân chương Lao động hạng Nhì.

Tổ chức thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động do ngành phát động  đó là: “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn  kết với việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của Bộ Chính trị; cùng với việc thực hiện chủ đề  năm học “Tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, tập thể cán bộ, viên chức, học sinh nhà trường đã đạt được những thành tích sau:

– 100% công chức, viên chức chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của Ngành.

– 100% công chức, viên chức đạt gia đình văn hóa, nhà trường giữ vững danh hiệu Trường học văn hóa, hưởng ứng các cuộc vận động và các phong trào thi đua.

Năm 2015 nhà trường được Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Định công nhận trường chuẩn lần thứ ba.

      1.6.2. Quản lý, tổ chức dạy và học:

Thực hiện ba công khai trong trường học: Thực hiện đúng thông tư 09 về công khai  tài chính, cơ sở vật chất; chất lượng giáo dục; đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh ngay từ đầu năm học trong và ngoài nhà trường bằng các văn bản được thông báo tại địa phương, phụ huynh học sinh, hội đồng sư phạm.

Đổi mới công tác quản lý chuyên môn: Hướng dẫn các tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch thực hiện phương pháp dạy học tích cực, soạn ma trận + đề kiểm tra, thực hiện sáng kiến, chuyên đề, kiểm tra nội bộ, thi giáo viên dạy giỏi,  thi học sinh giỏi, hàng tháng kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm.

Giáo dục công tác tư tưởng chính trị + ý thức tự giác + tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tăng cường công tác kiểm tra và hậu kiểm tra. Xử lý các vụ việc nghiêm túc, đúng luật, không cả nể, đánh giá, xét nâng lương đúng quy định đối với một bộ phận cán bộ, GV, nhân viên vi phạm và tái vi phạm.

Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý ở các trường trung học: Cập nhật thường xuyên, kịp thời và xử lý các nguồn thông tin qua Internet, sử dụng phần mềm SĐĐT, học bạ điện tử,  trường học kết nối, … Bám sát, chỉ đạo, quản lý mọi hoạt động kịp thời, chặt chẽ, đúng luật, đúng quy chế. Quản lý thiết bị chặt chẽ hiệu quả. Tổ trưởng chuyên môn sâu sát việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), kiểm tra đánh giá đúng kế hoạch. Nghiên cứu kỹ văn bản, xử lý các vụ việc dứt khoát, triệt để nhằm đề nghị kịp thời, hiệu quả.

Giải pháp, biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học:

+ Đầu năm học giao chỉ tiêu không để học sinh bỏ học cho giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đồng thời quán triệt toàn hội đồng nắm trách nhiệm của từng thành viên trong việc giữ vững sĩ số học sinh.

+ GVCN hàng tháng báo cáo số HS nghỉ học và có nguy cơ nghỉ học của lớp mình trong buổi trực báo GVCN và Ban giám hiệu (BGH) nhà trường báo cáo với Đảng ủy và địa phương có học sinh nghỉ học để phối hợp vận động học sinh đi học lại.

+ GVCN đến nhà học sinh vận động gia đình đưa con em mình đi học lại.

+ Chỉ đạo cho GVCN lớp thường xuyên quan tâm đến số học sinh thường nghỉ học không phép để kịp thời báo cho gia đình.

Năm học 2018 – 2019 học sinh bỏ học chiếm tỷ lệ 0,9%.

1.6.3. Xây dựng đội ngũ giáo viên:

+Toå chöùc hoïc taäp quaùn trieät Nghò quyeát cuûa chi boä, cuûa nhaø tröôøng, thöôøng xuyeân kieåm tra, kieåm tra ñoät xuaát ñaùnh giaù chaát löôïng coâng vieäc kòp thôøi ñeå bieåu döông vaø pheâ bình, ruùt kinh nghieäm, naâng cao tinh thaàn töï giaùc, loøng töï troïng ngheà nghieäp cuûa moãi công chức, viên chức, coù yù thöùc pheâ bình, töï pheâ bình vôùi tình thöông yeâu ñoàng chí ñoàng nghieäp, chaân thaønh giuùp ñôõ nhau trong coâng taùc vaø trong ñôøi soáng thöôøng nhaät.

+ Thực hiện quy chế chuyên môn, chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung giảm tải, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, tư tưởng Hồ Chí Minh, kỹ năng sống theo các địa chỉ; Áp dụng phương pháp dạy học tích cực; Ứng dụng CNTT trong soạn giảng; Tích cực tham gia và chỉ đạo HS trong các hoạt động phong trào.

          + Chỉ đạo và kết quả thực hiện xây dựng chương trình đổi mới phương pháp dạy học của đơn vị:

– BGH đã chỉ đạo cho các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên thực hiện theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Sở GD&ĐT Tỉnh Bình Định và trực tiếp là Phòng GD&ĐT Thành phố Quy Nhơn.

– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong nhà trường và cha mẹ học sinh về các quy định đổi mới phương pháp dạy học.

– Tổ chức cho các tổ nhóm chuyên môn thảo luận nội dung đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) trong từng bộ môn, thống nhất nội dung đổi mới và thực hiện đổi mới trong quá trình dạy học, soạn giảng tùy vào nội dung chương trình và đặc trưng bộ môn để áp dụng các PPDH tích cực phù hợp với bài dạy để đạt hiệu quả cao.

– Thực hiện nội dung giáo dục địa phương, giáo dục hướng nghiệp, dạy học ngoại ngữ, tin học, giảng dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở mức độ 3 theo các công văn hướng dẫn của Sở GD&ĐT Bình Định và Phòng GD&ĐT Quy Nhơn.

Kết quả thực hiện:

– 100% giáo viên thực hiện dạy đủ, đúng chương trình và thực hiện các nội dung giảm tải theo chỉ đạo của ngành. Soạn giảng theo đúng phân phối chương trình (PPCT) quy định.

– 100% các tiết thao giảng thực hiện bằng các PPDH tích cực phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.

          + Chỉ đạo và kết quả thực hiện xây dựng và nhân rộng mô hình nhà trường đổi mới, sáng tạo trong dạy và học:

Mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 tiết/ học kỳ về ứng dụng CNTT và PPDH tích cực trong giảng dạy, đặc biệt là các tiết chuyên đề, có 100% giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học và hướng dẫn học sinh học tập theo định hướng phát triển năng lực.

          + Công tác chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực:

– Tổ chức tập huấn lại nội dung kiểm tra đánh giá.

– Chỉ đạo các tổ chuyên môn và GV thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại HS do Bộ GD&ĐT ban hành (số 58/2011/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2011), tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.

– Thực hiện đúng quy đánh giá xếp loại HS. Đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng, kiểm tra cả về kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh nhằm khắc phục hiện tượng “ngồi sai lớp”  giảm tỉ lệ bỏ học.

– Tiếp tục đánh giá bằng nhận xét đối với các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục.

– Đối với môn Giáo dục công dân, kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng với việc theo dõi sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống, đồng thời kết hợp với GVCN nhận xét cuối năm về mức độ tiến bộ của học sinh về hạnh kiểm.

– Đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý cần khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra đánh giá ghi nhớ kiến thức, tăng cường kiểm tra đánh giá bằng cách nêu vấn đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề và tạo cơ hội cho học sinh biểu đạt chính kiến thức của bản thân khi làm bài.

– Đối với môn Toán và các môn khoa học tự nhiên, cần phát triển kỹ năng tư duy logic, kỹ năng thực hành, thói quen vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn.

-Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng thực hiện ma trận trong ra đề, soạn đáp án, chấm bài kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm khách quan, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông với các cấp độ: biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo, từ đó đảm bảo dạy học sát đối tượng, khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh.

+ Tăng cường quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo thông báo số 117/TB – BGD – ĐT ngày 26/02/2009 của Bộ GD&ĐT và thực hiện đánh giá xếp loại học sinh trung học (ở học kỳ II và cuối năm) theo tinh thần công văn số 129/SGDĐT – GDTrH ngày 02 tháng 02 năm 2012.

Kết quả thực hiện:

– 100%  GV thực hiện nghiêm túc việc đánh giá xếp loại HS theo chỉ đạo của ngành.

– 37 GVCN và GV giảng dạy môn GDCD phối hợp đánh giá hạnh kiểm học sinh.

– Học sinh tự đánh giá và nhận xét lẫn nhau theo hướng dẫn của GV.

– Chất lượng học tập của học sinh thể hiện được tính phân loại và ngày càng nâng cao.

1.6.4. Phát huy sáng kiến kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào công tác:

Vào cuối tháng 8 hàng năm tất cả viên chức đều phải đăng ký 01 đề tài sáng kiến để thực hiện trong thời gian nhất định sau đó viên chức tiến hành viết,  áp dụng trên công việc sau đó trình bày báo cáo trước  Hội đồng khoa học cấp trường. Kết quả: Cấp trường  10 sáng kiến đạt loại A; Cấp thành phố đạt 7 sáng kiến.

Các tổ chuyên môn đã tổ chức tập huấn lại quy trình ra đề kiểm tra, việc lập ma trận đề, lập kế hoạch, PPDH: Phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục giá trị kỹ năng sống và sau khi tập huấn xong về trường đã tổ chức triển khai lại cho toàn bộ GV nắm bắt để thực hiện đồng bộ.

1.6.5. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục:

Tổ chức Đại hội Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ HS Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vào giữa tháng 9, đồng thời chỉ đạo GVCN nắm bắt tình hình học sinh một cách cụ thể, thường xuyên theo sát để xử lý kịp thời từng đối tượng, từng vụ việc.

Lãnh đạo nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với Ban thường trực cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể, đề cao trách nhiệm quản lý học sinh ở gia đình và góp phần cùng nhà trường tạo điều kiện cần thiết cho con em học tập. Đặc biệt Ban đại diện cha mẹ học sinh đã hỗ trợ  động viên kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt lên chính mình. Năm học 2017 – 2018 nhà trường đã vận động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân, phụ huynh, mạnh thường quân trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất, khen thưởng giáo viên và học sinh, cụ thể:

+ Thăm và tặng quà trường bán trú Đinh Nỉ huyện An Lão tỉnh Bình Định: 35.000.000đ (năm 2018).

+ Xây dựng tượng đài đồng chí Lê Hồng Phong, bê tông sân trường.

+ Hỗ trợ 100 xuất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn mỗi xuất 500.000đ.

+ Khen thưởng cho học sinh, giáo viên đạt các thành tích khoảng 120.000.000đ.

  1. Biện pháp giải pháp:

Nhà trường luôn tranh thủ sự chỉ đạo của ….., UBND thành phố Quy Nhơn….. trong lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chuyên môn của nhà trường và sự phối hợp tốt các ban, ngành, đoàn thể của chính quyền địa phương và Hội phụ huynh của nhà trường. Đồng thời chủ động, tích cực, thực hiện có hiệu quả trong công tác tham mưu, đề xuất thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại địa phương.

Thực hiện ba công khai trong trường học: Thực hiện đúng thông tư 09 về công khai  tài chính, cơ sở vật chất; chất lượng giáo dục; đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh ngay từ đầu năm học trong và ngoài nhà trường bằng các văn bản được thông báo tại địa phương, phụ huynh học sinh, hội đồng sư phạm.

Đổi mới công tác quản lý chuyên môn: Hướng dẫn các tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch thực hiện phương pháp dạy học tích cực, soạn ma trận + đề kiểm tra, thực hiện sáng kiến, chuyên đề, kiểm tra nội bộ, thi giáo viên dạy giỏi,  thi học sinh giỏi, hàng tháng kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm.

     Công tác chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực: Tổ chức tập huấn lại nội dung kiểm tra đánh giá. Chỉ đạo các tổ chuyên môn và GV thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại HS do Bộ GD&ĐT ban hành (số 58/2011/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2011), tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành. Thực hiện đúng quy đánh giá xếp loại HS. Đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng, kiểm tra cả về kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh nhằm khắc phục hiện tượng “ngồi sai lớp”  giảm tỉ lệ bỏ học.

Các tổ chuyên môn đã tổ chức tập huấn lại quy trình ra đề kiểm tra, việc lập ma trận đề, lập kế hoạch, PPDH: Phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục giá trị kỹ năng sống và sau khi tập huấn xong về trường đã tổ chức triển khai lại cho toàn bộ GV nắm bắt để thực hiện đồng bộ.

Lãnh đạo nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với Ban thường trực cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể, đề cao trách nhiệm quản lý học sinh ở gia đình và góp phần cùng nhà trường tạo điều kiện cần thiết cho con em học tập. Đặc biệt Ban đại diện cha mẹ học sinh đã hỗ trợ  động viên kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt lên chính mình. Nhà trường đã vận động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân, phụ huynh, mạnh thường quân trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất, khen thưởng giáo viên và học sinh.

  1. Những cách làm mới mang lại hiệu quả cao trong công tác:

2.1. Mô hình tổ chức ôn tập lớp, thi thử vào lớp 10 công lập:

*Thực trạng:

Năm học 2018 – 2019 khối 9 được biên chế 9 lớp với 374 học sinh, bình quân 42 em/ 1 lớp. Chất lượng hai mặt giáo dục đầu năm học như sau:

Hạnh kiểm: Tốt 292 (78,1%), khá 79 (21,1%), trung bình 3 (0,8%)

Học lực: Giỏi 157 (42,0%), khá 130 (34,8%), trung bình 85 (22,7%), yếu 2 (0,5%)

* Quy trình áp dụng mô hình:

  1. Công tác tuyên truyền: Tuyên truyền về chủ trương, biện pháp thực hiện trong giáo viên, phụ huynh và học sinh để được sự đồng thuận. Phổ biến kịp thời các văn bản có liên quan đến phụ huynh, học sinh như: Chương trình, SGK, xếp loại đánh giá HS, cấu trúc đề thi, điều kiện dự thi, chế độ ưu tiên, khuyến khích, chỉ tiêu tuyển sinh …
  2. Biên chế lớp: Biên chế vào lớp theo học lực của học sinh. Sĩ số 45 em/ 1 lớp đối với những lớp có học sinh học lực giỏi, khá. Sĩ số 32 đến 37 em/ 1 lớp đối với có học sinh học lực trung bình, yếu.
  3. Phân công GVCN, khối trưởng và GVBM có kinh nghiệm, nhiệt tình, trách nhiệm cao, thường xuyên chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh để kịp thời đề ra biện pháp giáo dục tối ưu. Nhóm chủ nhiệm và chuyên môn khối 9 chịu trách nhiệm soạn đề cương, bộ đề ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp, từng thời điểm. Nhóm chuyên môn (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh) biên soạn bộ đề thi thử vào lớp 10 cấu trúc theo hướng dẫn của văn bản số 320/SGDĐT-GDTrH (04/03/2019). Về cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10. Định kỳ tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm để thực hiện đạt hiệu quả.
  4. Xây dựng kế hoạch thời gian ôn tập: Bắt đầu từ tuần 10 học sinh khối 9 tập trung ôn tập theo kiểu cuốn chiếu ba môn (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh) vào 15 phút đầu giờ hàng ngày dưới sự hướng dẫn của GVBM và sự giám sát của lãnh đạo nhà trường.
  5. Tổ chức thi thử: Sau khi kết thúc chương trình học kỳ II, nhà trường tổ chức thi thử vào lớp 10 ba môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh theo đúng mô hình thi tuyển sinh vào lớp 10 của Sở GD&ĐT Bình định; Trả bài và sửa bài thi cho HS, đánh giá năng lực trình độ từng học sinh, thông báo kết quả thi thử cho phụ huynh để phối hợp trong việc ôn tập tiếp theo (giai đoạn nước rút).
  6. Ôn tập: GVBM (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh) lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp với năng lực học sinh để ôn tập trong thời gian 1 tháng (trái buổi) trước khi Sở GD&ĐT Bình Định tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
  7. Tư vấn cho PH&HS chọn trường: Lãnh đạo, GVCN, GVBM căn cứ kết quả hohc tập, thi thử, quá trình học ôn thi của từng học sinh và tình hình thực tế trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường công lập của Sở GD&ĐT Bình Định để tư vấn cho PH, HS nộp đơn xin dự tuyển.

* Kết quả HS thi đỗ vào lớp 10 công lập:

 

Năm học 2014 – 2015 2015 – 2016 2016 – 2017 2017 – 2018 2018 –  2019 2019 – 2020
Số lượng 115/253 HS 152/279 HS 153/276HS 181/273HS 212/344HS 246/374 HS
Tỷ lệ 45,5% 54,48% 55,43% 66,3% 61,63% 65,8%

2.2. Mô hình viết sáng kiến, hướng dẫn học sinh thi khoa học kỹ thuật:

* Thực trạng:

Ngay từ đầu năm học, lãnh đạo nhà trường đã tổ chức cho GV đăng ký viết sáng kiến + hướng dẫn HS thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) + áp dụng PP Bàn tay nặn bột và các tổ, nhóm chuyên môn đăng ký tổ chức chuyên đề. Thành lập hội đồng đánh giá các sáng kiến và đồ dùng dạy học. Đối với phong trào thi KHKT  nhà trường phân công giáo viên nhóm Vật lý, Sinh học, Hóa học, Tiếng Anh hướng dẫn trực tiếp các em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực nghiệm và thường xuyên kiểm tra để bổ sung và hoàn thiện sản phẩm cũng như báo cáo thuyết trình.

* Quy trình áp dụng mô hình mới:

Ngay từ đầu năm học, lãnh đạo nhà trường đã tổ chức cho GV đăng ký viết sáng kiến + hướng dẫn HS thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) + áp dụng PP Bàn tay nặn bột và các tổ, nhóm chuyên môn đăng ký tổ chức chuyên đề. Thành lập hội đồng đánh giá các sáng kiến và đồ dùng dạy học. Đạt 01 khuyến khích cấp thành phố.

* Kết quả Thi KHKT:

 

                         Năm họcCấp công nhận 2014 – 2015 2015 – 2016 2016 – 2017 2017 – 2018 2018 – 2019
Cấp trường 1 2 2 2 2
Cấp thành phố 1 0 2 1 1
Cấp tỉnh 1 0 0 1 0

Tổ chức triển khai thực hiện công văn số 2110/HD-SGDĐT-VP (02/12/2016 về Hướng dẫn quy trình viết sáng kiến tại cơ sở giáo dục), cụ thể năm học 2018 – 2019 Hội đồng khoa học của Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn đã đánh giá công nhận 07 đề tài.

2.3. Mô hình giúp đỡ học sinh yếu, kém

* Thực trạng học sinh yếu kém đầu năm học 2018 – 2019:

  Học lực:   Giỏi: 672 hs – 45,4% ;  Khá: 494 hs – 33,3%;   T.Bình: 302 – 20,4%; Yếu: 20 – 1,4%.

– HS lên lớp: 1467/1481 HS tỷ lệ 99,1% (14 HS ở lại lớp)

* Quy trình áp dụng mô hình mới:

Ngay từ đầu năm học dưới sự lãnh đạo của cấp ủy chi bộ, BGH nhà trường đã tổ chức cho giáo viên quán triệt nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 và giao nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường cho GVCN và GV bộ môn. Căn cứ kết quả xếp loại học lực cuối năm học qua, so sánh với kết quả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm, xác định và phân loại học sinh yếu kém, học sinh có nguy cơ bỏ học … để phân công GV theo sở trường, sở đoản từng người nhằm đạt mục tiêu giảm tỷ lệ học sinh yếu kém. Đã tổ chức cho HS truy bài 15 phút đầu giờ bằng hình thức đôi bạn cùng tiến, đồng thời giao GV bộ môn trong từng tiết dạy của mình phải quan tâm đến đối tượng học sinh yếu để có biện pháp phù hợp. Nhà trường phối hợp với công đoàn phát động phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm học gắn với cuộc phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”  và “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”.

Bước tiếp theo là chỉ đạo GV khảo sát, tìm nguyên nhân HS học tập yếu, kém để điều chỉnh, bổ sung biện pháp cụ thể.

Phát huy vai trò và xác định đúng trách nhiệm của GVCN. GVCN chỉ là cố vấn cho tập thể chứ không làm thay để tránh HS có thói quen ỷ lại, trông chờ, thụ động, đồng thời phải thường xuyên bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội ngũ cán sự lớp. GVCN xây dựng đội ngũ tự quản cần phải xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ từng năm học và tính chất phát triển của tập thể HS. Đồng thời, GVCN cần linh động trong việc lựa chọn đội ngũ tự quản dựa trên một số tiêu chuẩn nhất định như về học tập, đạo đức … Bên cạnh đó, GVCN cần chú ý tính cách, hòan cảnh sống, năng lực dự báo, khả năng phán đoán chính xác về HS, cần chú ý tâm lý HS cùng với sự khác nhau giữa các giai đoạn phát triển để có định hướng tự quản phù hợp. Xây dựng đội ngũ tự quản khoảng 50% – 60% số HS của lớp. Cụ thể: Ban cán sự: 4 HS (lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ, lớp phó lao động); Ban chỉ huy chi đội (chi đội trưởng, chi đội phó, ủy viên); tổ trưởng, tổ phó (của 4 tổ): 8 HS; Thư ký: 1 HS; Thủ quỹ: 1 HS; Cờ đỏ: 2 HS; Ban cán sự bộ môn: khoảng 6/13 môn học … (ước tính có đến 25 HS tham gia công tác tự quản lớp). GVCN cần biết khơi gợi tiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất nội dung, xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện. GVCN không làm thay nhưng tránh giao khoán toàn bộ trong khi HS chưa nắm bắt cụ thể công việc. Vì thế, GVCN cần kịp thời chia sẻ những vướng mắc; hướng dẫn rõ ràng, cụ thể cách thức làm việc khoa học, hiệu quả với ban tự quản (ví dụ: hướng dẫn cách theo dõi, ghi chép, báo cáo hồ sơ văn bản, cách xử lý thông tin …).

Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, báo cáo sáng kiến điển hình về công tác chủ nhiệm lớp, kinh nghiệm về phụ đạo HS yếu kém, duy trì sĩ số HS. Hướng dẫn tổ chức tiết hoạt động tập thể để phát huy tính chủ động, tự quản và thi đua học tập của lớp, GVCN còn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh từng HS để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, thiết thực.

Nhà trường tăng cường công tác quản lý và theo dõi quá trình học tập của từng HS, kiểm tra tỷ lệ chuyên cần của HS, kiểm tra chất lượng dạy phụ đạo của GV. Chỉ đạo GVCN phối, kết hợp với GV bộ môn, các tổ chức đoàn thể và sự hỗ trợ giáo dục của cha mẹ HS, tổ chức thông báo kết quả và tình hình học tập cụ thể của từng HS theo học kỳ.

Trong giảng dạy chính khóa, tận dụng tối đa quỹ thời gian giảng dạy ở từng tiết học để tăng cường giáo dục HS cá biệt, giúp đỡ kèm cặp HS yếu kém các môn học. Giúp HS hệ thống hóa kiến thức đã học, ôn tập kiến thức cũ nhằm thực hành thành thạo kỹ năng làm bài tập và thực hành.

Bảo đảm nội dung và PPDH phù hợp với từng đối tượng HS yếu kém, tạo điều kiện cho các em được tham gia phát biểu, chữa bài trước lớp. Động viên GV bộ môn sử dụng thủ thuật dạy học theo nhóm để các em được tham gia cùng các bạn trung bình khá nhằm xóa bỏ mặc cảm, tự tin hơn trong học tập.

Kiểm tra đánh giá học lực HS theo chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học theo quy định, tổ chức coi kiểm tra, chấm kiểm tra nghiêm túc, kiên quyết không để xảy ra tình trạng tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá.

* Kết quả so với năm học trước:

Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu giảm đáng kể, tỷ lệ học sinh vào lớp 10 công lập tăng so với năm học trước.

2.4. Mô hình xã hội hóa đối với các hoạt động ngoại khóa:

*Thực trạng:

Cơ sở vật chất: 02 sân bóng chuyền và 04 trụ bóng rổ

Số lượng học sinh 1543/ 746 nữ/ 37 lớp

Học sinh tích cực và hăng hái tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao.

* Quy trình áp dụng mô hình:

Tham mưu, đề xuất với Phòng GD&ĐT Quy Nhơn về nhu cầu phổ cập kiến thức bơi lội, phòng ngừa đuối nước cho học sinh.

Phối hợp với nhà đầu tư lắp đặt hồ bơi tại sân trường phía cổng đường Bùi Thị Xuân.

Thực hiện mục tiêu là huấn luyện kỹ năng bơi, kỹ năng phòng chống đuối nước cho GV, HS gắn liền với việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Thể dục. Huấn luyện nâng cao đối với GV, HS có năng khiếu để chuẩn bị cho việc tham gia các giải thể dục thể thao hàng năm và Hội khỏe Phù Đổng định kỳ.

Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS, tạo nhiều sân chơi bổ ích, hấp dẫn cho HS, vừa giúp HS rèn luyện sức khỏe và tăng cường kỹ năng sống, phòng chống tai nạn đuối nước.

* Kết quả đạt được:

Hồ bơi đi vào hoạt động tháng 6/2019. Học sinh các khối đăng ký học bơi được giảm 50% học phí. Riêng HS khối 9 được miễn học phí và trang bị  1 bộ quần áo bơi. Nâng cao ý thức của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong công tác phòng chống đuối nước ở trẻ em.

2.5. Triển khai dạy các môn KHTN bằng Tiếng Anh

*Thực trạng:

Số lượng học sinh 1543/ 746 nữ/ 37 lớp

Học sinh học chương trình tiếng Anh 10 bao gồm 23 lớp

* Quy trình áp dụng mô hình:

Dựa trên tình hình thực tế: Trình độ tiếng Anh của GVBM Toán, tin, trình độ tiếng Anh của từng lớp.

Lựa chọn và phân công GV Toán, tin thực hiện.

Thiết kế bài dạy (có sự phối hợp với GV tiếng Anh)

* Kết quả đạt được:

Năm học 2018 – 2019 nhà trường đã tổ chức dạy được 03 tiết toán (02 tiết lớp 6, 01 tiết lớp 7) ở mức độ III (GV và HS tương tác với nhau bằng ngôn ngữ tiếng Anh 100%) do cô giáo Nguyễn Thị Loan Anh (là GVBM Toán) giảng dạy và 01 tiết tin học lớp 6 do cô giáo Từ Thị Như Quỳnh (là GVBM Tin) giảng dạy.

Việc dạy các môn KHTN bằng tiếng Anh tại trường THCS Lê Hồng Phong được Sở GD&ĐT Bình Định chọn làm mẫu cho các trường trong toàn tỉnh và được sự ủng hộ, khích lệ của PH, HS rất cao.

  1. Thực hiện chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước:

 100% cán bộ, giáo viên chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng mối đoàn kết nội bộ tốt; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, các quy định, quy chế của ngành và nội quy, quy chế làm việc của nhà trường; thực hành tiết kiệm, bảo vệ của công, chống tham ô, lãng phí, chống tham nhũng và phòng chống các tệ nạn xã hội; nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt, phát huy sáng kiến, sáng tạo trong công việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

– Thực hiện tốt việc quản lý hồ sơ, cấp phát văn bằng, chứng chỉ và những hồ sơ lưu trữ theo qui định của nhà nước. Quản lý tốt việc học thêm – dạy thêm. Giải quyết kịp thời mọi chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên, thực hiện thu – chi tài chính đúng qui định của nhà nước.

– Phát động sâu rộng phong trào thi đua học tập và đăng ký làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Mỗi thầy, giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, 100% cán bộ, giáo viên đều tham gia đăng ký thực hiện.

– Thường xuyên quan tâm và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nâng lương, hiếu hỷ, thăm ốm đau, lúc gia đình cán bộ, giáo viên gặp khó khăn; tổ chức khám sức khỏe định kỳ đúng theo quy định; giải quyết kịp thời các chế độ ốm đau, sinh đẻ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên an tâm công tác tốt.

– Thường xuyên tổ chức sinh hoạt các ngày hội, lễ trong năm có nội dung và hình thức phong phú mang tính tuyên truyền giáo dục có tác dụng khích lệ, động viên tinh thần của cán bộ, giáo viên và tổ chức cho cán bộ, giáo viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh … qua đó cán bộ, giáo viên an tâm công tác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

100% gia đình công chức, viên chức đạt “Gia đình văn hóa xuất sắc”. Tập thể đơn vị đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không có công chức, viên chức vi phạm kỷ luật. nhà trường giữ vững danh hiệu Trường học văn hóa, nhà trường đạt chuẩn đơn vị văn hóa từ  năm 2014 đến năm 2018 và đạt chuẩn ANTT từ năm học 2014-2015 đến 2018 – 2019.

  1. Hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể tác động đến việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

* Chi bộ:

Chi bộ thực hiện tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo trong mọi hoạt động của nhà trường, đề ra chủ trương, biện pháp từ đó lãnh đạo nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao; chú trọng công tác xây dựng Đảng; chỉ đạo cán bộ, giáo viên tiếp tục thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, xây dựng chuẩn mực của người cán bộ, giáo viên; quan tâm công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới, giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong cán bộ, đảng viên, không ngừng xây dựng Chi bộ ngày càng trong sạch vững mạnh tiêu biểu; 100% đảng viên trong chi bộ là nòng cốt, luôn gương mẫu trước quần chúng, đi đầu trong các hoạt động, thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp uỷ và địa phương nơi cư trú, 100% đảng viên được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ, từng đảng viên của Chi bộ luôn gương mẫu, đi đầu và thực hiện có hiệu quả các công tác của nhà trường.

Chi bộ Đảng được công nhận trong sạch vững mạnh tiêu biểu nhiều năm liền (2011 – 2018); Thành ủy tặng giấy khen 7 năm liền đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu; Chi bộ đạt “Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” năm 2018.

100% Đảng viên đều hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kết nạp được 02 đảng viên mới.

* Công đoàn:

Luôn tích cực phát huy vai trò tiên phong, vận động cán bộ, giáo viên tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua và tích cực tham gia các cuộc vận động do các cấp, các ngành phát động và các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện và các hoạt động xã hội như: ủng hộ “Quỹ người nghèo”: 17.087.000 đồng, ủng hộ đơn vị kết nghĩa 13.000.000 đồng, ủng hộ “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” 17.087.000 đồng, Quỹ Khuyến học 7.000.000 đồng, Quỹ “Mái Ấm Công Đoàn” 1.750.000 đồng… đồng thời thực hiện tốt các cuộc vận động do ngành và công đoàn phát động hàng năm tích cực tham gia hoạt động từ thiện.. tổ chức cho cán bộ giáo viên tham quan học tập kinh nghiệm các trường, các địa điểm danh lam thắng cảnh trong và ngoài tỉnh. Công đoàn đạt “Công đoàn cơ sở vững mạnh”  từ  năm học 2014 – 2015 đến năm học 2018 – 2019.

* Chi đoàn – Liên đội: Thực hiện tốt chủ đề năm học 2018 – 2019. Liên đội đã tổ chức Hội trại thành công tốt đẹp với nhiều hoạtt động vui tươi, bổ ích và đầy ý nghĩa như: đồng diễn dân vũ, thi đố vui để học, thi các trò chơi dân gian, tổ chức sinh hoạt tập thể, tổ chức kết nạp đoàn viên. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua các hội thi: Rung chuông vàng, thi đố vui để học, thi hái hoa dân chủ, tổ chức sinh hoạt theo chủ điểm dưới cờ, tổ chức giải Bóng rổ cho học sinh khối 8, 9. 100% đội viên thực hiện tốt Phong trào Kế hoạch nhỏ với số tiền thu được 36.600.000đ. Phong trào”Lì xì heo đất, trao tặng xe đạp giúp bạn đến trường” được đội viên trong toàn Liên đội hưởng ứng và tham gia rất tích cực, sôi nổi, các em đã quyên góp được gần 17.000.000 đồng. Phong trào“Vì bạn nghèo”cũng được chú trọng, các chi đội đã đóng góp hơn 22.000.000 đồng để ủng hộ cho học sinh trường kết nghĩa Đinh Nỉ – An Lão, trao tặng đàn gà khăn quàng đỏ cho Liên đội trường THCS Phước Mỹ. Tặng 100 quyển vở cho Liên đội trường PTCS Nhơn Châu, duy trì hàng năm việc mua tăm ủng hộ hội người mù tỉnh Bình Định với số tiền 2.500.000đ.

Liên đội đã tổ chức các nhiều hoạt động phong phú như: tổ chức Ngày Hallowen, Hội trại, Rung chuông vàng, múa Dân vũ nhân ngày; tham gia viết thư quốc tế UPU… Phối hợp với đoàn viên giữ gìn trật tự an toàn và phân luồng giao thông cổng trước và sau trong thời gian học sinh tan trường.

Tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội – ma tuý xâm nhập học đường với nhiều hình thức đa dạng như: phối hợp với công an Phường Lê Hồng Phong tổ chức ký cam kết, nói chuyện dưới cờ, các hoạt động ngoại khóa, tổ chức thực hiện hai mô hình: “Nhà trường 2 phối hợp – Học sinh 4 không” và “Tiếng trống sạch trường”.…

Liên đội được Trương Ương đoàn tặng Bằng Khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đội và phong trào thiếu nhi từ năm học 2014 – 2015 đến năm học 2018 – 2019.

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG

  1. Danh hiệu thi đua:
Năm Danh hiệuthi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
2008 – 2009 Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” Quyết định số 2119/QĐ-UBND ngày 26/08/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh
2009 – 2010 Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” Quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 01/10/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh
2010 – 2011 Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” Quyết định số 1828/QĐ-UBND ngày 15/08/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh
2011 – 2012 Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” Quyết định số 1727/QĐ-UBND ngày 20/08/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh
2012 – 2013 Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” Quyết định số 2275/QĐ-UBND ngày 20/08/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh
2013- 2014 Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” Quyết định số 2789/QĐ-CTUBND ngày 21/08/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh
2014-2015 Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” Quyết định số 2986/QĐ-UBND ngày 28/08/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh
2015-2016 Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” Quyết định số 2953/QĐ-UBND ngày 19/08/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh
Cờ thi đua Quyết định số 2956/QĐ-UBND ngày 19/08/2016 của UBND tỉnh
2016-2017 Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” Quyết định số 2730/QĐ-UBND ngày 02/08/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh
Cờ thi đua Quyết định số 3959/QĐ-BGDĐT ngày 28/09/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
2017-2018 Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” Quyết định số 2660/QĐ-UBND ngày 02/08/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh
Cờ thi đua Quyết định số 2773/QĐ-UBND ngày 16/08/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh
2018-2019 Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” Quyết định số 2575/QĐ-UBND ngày 26/07/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh
Cờ thi đua Quyết định số 2802/QĐ-UBND ngày 13/08/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh

 

  1. Hình thức khen thưởng:

 

Năm Hình thứckhen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
2005-2006 Huân chương Lao động hạng ba Quyết định số 140/2006/ QĐ-CTN ngày 08/02/2006 của Chủ tịch Nước CHXHCN VN
2006-2007 Bằng khen Quyết định số 2140/QĐ-UBND ngày 19/09/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định
2011-2012 Bằng khen Quyết định số 1727/QĐ-UBND ngày 20/08/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định
2014- 2015 Bằng công nhận Quyết định số 1203/QĐ-UBND ngày 07/04/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đạt chuẩn Quốc gia lần thứ 3.
Bằng khen Quyết định số 2986/QĐ-UBND ngày 28/08/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định
2016- 2017 Bằng khen Quyết định số 2730/QĐ-UBND ngày 02/08/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định

 

Năm học 2005 – 2006 Nhà trường được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba theo Quyết định số 140/2006/QĐ-CTN ngày 08/02/2006

Năm học 2006-2007 Nhà trường được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định văn bản số 2140/QĐ-UBND ngày 19/09/2007.

Năm học 2007 – 2008 Phòng GD&ĐT Quy Nhơn không xem xét đề nghị danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc vì lý do khách quan nhưng các chỉ tiêu về chất lượng giáo dục và các phong trào thi đua đều hoàn thành ở mức độ xuất sắc, cụ thể: Liên đoàn lao động tỉnh tặng Bằng khen; 100% CB, GV, NV đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; 01 chiến sỹ thi đua cấp cơ sở (Đinh Thị Lưu); 01 giấy khen của LĐLĐ Thành phố Quy Nhơn (Tạ Vĩnh Hưng); 08 GV được nhận giấy khen của Công đoàn Giáo dục Thành phố; 07 GV được nhận giấy khen của UBND Thành phố.

  1. Năm 2018 được công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 (Số 776/QĐ-SGDĐT, ngày 21/05/2018).

Từ năm học 2005 – 2006 đến năm học 2018 – 2019 trường THCS Lê Hồng Phong liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chi bộ liên tục được xếp loại “trong sạch vững mạnh”, “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; cơ quan đạt cơ quan văn hóa; các tổ chức đoàn thể đều đạt danh hiệu “vững mạnh” hoặc tương đương trở lên; cơ quan đạt chuẩn “an toàn về an ninh trật tự”

Kính trình Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp xem xét tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường vào tháng 10 năm 2019./.

                                                                           HIỆU TRƯỞNG

                                                                              Lê Thanh Thủy

2019-11-08T23:04:12+00:00