Thứ tư,08/05/2024
Chào mừng đến với website của trường THCS Lê Hồng Phong Quy Nhơn

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG

Quản Trị 16/03/2018 Lượt xem:202

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG GIAI ĐOẠN 2011- 2015 TẦM NHÌN 2020

 

Trường THCS Lê Hồng Phong thành phố Quy Nhơn được thành lập theo Quyết định số 155/QĐ-UB ngày 26/07/1989 của Chủ tịch UBND Thành phố Quy Nhơn. Ra đời trong công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam, những năm vừa qua trường THCS Lê Hồng Phong đang đi trên chặng đường đầy thử thách khó khăn nhưng cũng có rất nhiều thuận lợi. Những kết quả mà nhà trường đạt được đã chứng minh điều đó. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, đã đang và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh thành phố Quy Nhơn.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Lê Hồng Phong là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường THCS xây dựng ngành giáo dục thành phố Quy Nhơn phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.

I. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG:

1. Điểm mạnh:

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 70, trong đó BGH 03, giáo viên 61, công nhân viên 06.

– Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn.

– Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn có tính khả thi, sát với thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra, đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục

– Chất lượng học sinh:

+ Tổng số học sinh: 1231

+ Tổng số lớp: 31

+ Đầu vào lớp 6 năm học 2014 – 2015: Hoàn thành chương trình bậc tiểu học.

+ Xếp loại học lực năm học 2013 – 2014: Giỏi 27,88%, khá 39,34%, TB 29,81%, yếu 2,97%.

+ Xếp loại hạnh kiểm năm học 2013 – 2014: Tốt 77,62%, khá 20,19%, TB 2,19%, yếu 0%.

+ Thi HSG cấp tỉnh lớp 9 năm học 2013-2014: 02

+ Tỷ lệ tốt nghiệp năm 2013- 2014: 100%

+ Tỷ lệ thi đỗ vào lớp 10 công lập: 50,59%

– Cơ sở vật chất:

+ Phòng học: 22 phòng.

+ Phòng thực hành, thí nghiệm:  02 phòng.

+ Phòng thư viện : 01 phòng dành cho giáo viên và học sinh.

+ Phòng tin học: 02 phòng với 36 máy đã dược kết nối internet.

+ Nhà rèn luyện thể chất: chưa có (0m2 ).

+ Phòng đa chức năng: chưa có (0m2 ).

+ Phòng học liệu : chưa có (0m2 ).

+ Phòng phục vụ: chưa có (0m2 ).

Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại (tuy nhiên chưa đồng bộ, bàn ghế học sinh, phòng thí nghiệm Sinh – Hóa chất lượng thấp, phòng phục vụ giáo vụ còn thiếu).

– Thành tích chính: Đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục thành phố, được học sinh và phụ huynh tin cậy.

2. Hạn chế:

– Tổ chức quản lý của BGH:

+ Chưa chủ động tuyển chọn nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.

+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, chưa thực chất, phân công công tác chưa thật sự phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng của một số giáo viên.

– Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng nhu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh.

– Chất lượng học sinh: Trên 30% học sinh có học lực TB yếu, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt.

– Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, hiện đại, phòng học, phòng TN hóa- sinh, bàn ghế chất lượng chưa cao, phòng làm việc của giáo viên, tổ CM còn thiếu…

3. Thời cơ:

– Đã có sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh trong thành phố.

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt.

– Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lơn và ngày càng tăng.

4. Thách thức:

– Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.

– Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng ưu cầu đổi mới giáo dục.

– Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

– Các trường THCS ở thành phố tăng về số lượng và chất lượng giáo dục.

5. Xác định các vấn đề ưu tiên:

– Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

– Ứng dụng CNTT trong dạy- học và công tác quản lý .

– Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý và giảng dạy.

II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ:`

1. Tầm nhìn:

Là một trong những trường hàng đầu của thành phố mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới xuất sắc.

2. Sứ mệnh:

Tạo dựng được môi trường học tập về nề nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.

3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:

– Tinh thần đoàn kết;

– Tinh thần trách nhiệm;

– Lòng tự trọng;

– Tính trung thực;

– Lòng nhân ái;

– Sự hợp tác;

– Tính sáng tạo;

– Khát vọng vươn lên.

III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG:

1. Mục tiêu:

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

2. Chỉ tiêu:

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên:

– Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 90%.

– Giáo viên nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 50 tuổi sử dụng thành thạo máy tính.

– Số tiết dạy sử dụng CNTT trên 40%.

– Có trên 7% cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó ít nhất 01 người trong BGH có trình độ sau đại học.

– 100% tổ chuyên môn có giáo viên đạt trình độ đại học, trong đó có ít nhất 01 tổ trưởng chuyên môn có trình độ sau đại học (kể cả đang theo học).

2.2. Học sinh:

– Qui mô:

+ Lớp học: 31 → 40 lớp

+ Học sinh: 1500 học sinh

– Chất lượng học tập:

+ Trên 75% học lực khá, giỏi (25% học lực giỏi).

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 1%, không có học sinh yếu kém.

+ Thi đỗ lớp 10 công lập: 75%.

+ Thi HSG cấp tỉnh: 07 giải trở lên.

+ Thi HSG cấp thành phố: 15 giải trở lên.

+ Có nhiều học sinh đạt giải ở các hội thi và sân chơi kiến thức.

– Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống:

+ Chất lượng đạo đức: 99% hạnh kiểm khá, tốt.

– Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực, tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.

2.3. Cơ sở vật chất:

– Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sữa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

– Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.

– Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh- sạch- đẹp”.

3. Phương châm hành động:

“ Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường”

IV. CHƯƠNG TRÌNH, GIẢI PHÁP HÀNH ĐỘNG:

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh:

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hóa. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.

2. Xây dựng và phát triển đội ngũ:

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Người phụ trách: Chi ủy chi bộ nhà trường, ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục:

Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

Người phụ trách: Phó hiệu trưởng, cán bộ phụ trách trang thiết bị giáo dục, kế toán, nhân viên thiết bị.

4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử….Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, công nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc, có kế hoạch cho vay để cán bộ, giáo viên, CNV mua sắm máy tính cá nhân.

Người phụ trách: Phó hiệu trưởng, tổ công tác CNTT ( Tổ trưởng và giáo viên tin học).

5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục:

– Xây dựng trường văn hóa, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.

– Huy động được các nguồn lực xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường.

+ Nguồn lực tài chính:

* Ngân sách nhà nước.

* Ngoài ngân sách “ từ xã hội, PHHS…”.

– Các nguồn từ giảng dạy, dịch vụ của nhà trường.

+ Nguồn lực vật chất:

* Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.

* Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy – học.

Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, hội CMHS.

6. Xây dựng thương hiệu:

– Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường.

– Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên CNV, học sinh, PHHS.

– Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

V. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2. Tổ chức:

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

– Giai đoạn 1: Từ năm 2014 – 2016.

– Giai đoạn 2: Từ năm 2016 – 2018.

– Giai đoạn 3: Từ năm 2018- 2020.

4. Đối với Hiệu trưởng:

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá  thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

5. Đối với phó hiệu trưởng:

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đề xuất những giải pháp để thực hiện.

6. Đối với tổ trưởng chuyên môn:

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV:

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch./.

 

 

                                                                            Quy nhơn, ngày 07 tháng 08 năm 2014

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

                                                                                         LÊ THANH THỦY

 

PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. QUY NHƠN

2018-03-29T22:53:05+00:00